Mô tả chi tiết về sản phẩm
1 – Giới Thiệu:
Cây giống Na dai, hay còn gọi là mãng cầu ta, mãng cầu dai/giai, sa lê, phan lệ chi, (danh pháp hai phần: Annona squamosa), là một loài thuộc chi Na (Annona) có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới. Na là một loại cây ăn quả khá phổ biến và được ưa chuộng tại các tỉnh phía Bắc. Gần đây, loại quả này đã trở thành một mặt hàng có tiềm năng, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân Cây na cao cỡ 2–5 mét, lá mọc xen ở hai hàng; hoa xanh, quả tròn có nhiều múi (thực ra mỗi múi là một quả), hạt trắng có màu nâu sậm. Na ưa đất thoáng, không nên trồng ở đất thấp úng. Tuy chịu được đất cát xấu nhưng chỉ phát huy được ưu điểm nếu đất nhiều màu v à không bón phân thì chóng già cỗi, nhiều hạt, ít thịt (cơm). Na chống úng kém nhưng chống hạn tốt. Ở đất cát ven biển hay ở đất cao hạn gặp mùa khô, rụng hết lá, khi mùa mưa trở lại vào tháng 4 - 5 lại ra lá, ra hoa. Na tương đối chịu rét. Mùa đông ngừng sinh trưởng, rụng hết lá mùa xuân ấm áp lại ra đợt lá mới.
2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
- Gieo hạt: chọn quả to, ngon, chính vụ ở cây sai quả, quả ở ngoài tán. Trước khi gieo đập nhẹ cho nứt vỏ hoặc xát trong túi cát cho mỏng vỏ. - Ghép mắt hoặc ghép cành, cây mau ra quả và đồng đều hơn.
3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
* Thời vụ trồng: - Thời vụ trồng thích hợp là vào đầu mùa xuân và có thể kéo dài đến tháng 8, 9. * Mật độ trồng: Na nên trồng mật độ cao, mỗi cây chiếm diện tích 2x3m.
4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
- Đào hố: Hố trồng được chuẩn bị trước 2 -3 tháng, sâu 0,5m, rộng 0,5m, hình vuông, chữ nhật hoặc hình tròn.
5 – Phân Bón Lót:
- Bón lót mỗi hố 20-30g phân chuồng hoai mục + 0,2kg supe lân trộn đều với đất, ủ trước 2-3 tháng
6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Na Dai:
Cây trồng ở giữa hố, bầu đặt ngang với mặt đất (không trồng sâu gây nghẹt rễ, sinh trưởng kém), tưới nước, ấn cho chặt gốc, duy trì độ ẩm 70 -80%.
7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Na Dai:
7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
- Tưới nước: Trong thời kỳ cây còn nhỏ cần tưới nước quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc, dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc. - Làm cỏ: Làm cỏ cần tiến hành thường xuyên, tùy theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau, phơi khô cỏ sau đó tủ lại xung quanh gốc cây.
7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Na Dai:
Trong 3 năm đầu cần bón nhiều đạm để cây sinh trưởng thân, lá tốt. Bón NPK tỷ lệ 2:1:1. Cứ 1-2 tháng bón một lần khi thời tiết mưa ẩm. Mỗi cây bón 0,1- 0,2kg urê + 0,05-0,1kg kali + 0,2-0,5kg supe lân, cách gốc 30-50cm. Phân chuồng bón 30-50kg, cách gốc 50-60cm vào hai hốc đối xứng (đông-tây hoặc nam-bắc).
8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Na Dai:
- Na ít sâu bệnh. Tuy vậy cần chú ý phòng trị rệp sáp, rất phổ biến ở các vườn ít chăm sóc. Khi Na chưa có trái rệp bám ở dưới mặt lá, dễ nhận ra ở màu trắng sáp và các tua trắng quanh mình, sinh sôi ở đó. Khi có trái thì bám vào trái hút nhựa, từ khi trái còn non đến tận khi chín, thường ở kẽ giáp ranh giữa hai múi vì chỗ này vỏ mỏng, không những làm mất mỹ quan, khó bán được, mà còn làm giảm chất lượng do vị nhạt. - Trị bằng thuốc: Supracid, Bi 58ND, Applaud, Mipcin,... Xịt vào cuối vụ, khi không còn trái. Khi có trái, xịt cả vào trái, vào lá. Khi trái sắp chín, không xịt nữa, tránh gây độc cho người tiêu thụ.
9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:
Dấu hiệu Na chín là màu trắng xuất hiện ở các kẽ ranh giới giữa 2 mắt, và các kẽ này đầy lên, đỉnh múi thấp xuống (Na mở mắt). Ở một số giống xuất hiện những kẽ nứt và ở các giống “Na bở” kẽ nứt toác. Nên lót lá tươi, lá chuối khô để trái khỏi sát vào nhau, vỏ nát thâm lại, mã xấu đi, khó bán. Hái xong nên vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ vì khi chín rồi, dù là Na dai, vẫn dễ nát.