1
Trung Tâm Giống Cây Trồng Học Viện Nông Nghiệp
dangcaygiong123@gmail.com | 0394.253.666
Chào Mừng Bạn Đến Với Trung Tâm Giống Cây Trồng Học Viện Nông Nghiệp. Hãy Liên Hệ Với Chúng Tôi Để Được Tư Vấn Miễn Phí: 0394.253.666
Tên sản phẩm: Táo Đào Vàng
Lượt xem: 573 lượt xem
Điện thoại liên hệ: 0394.253.666
Giới thiệu sản phẩm:

Cây giống Táo Đào Vàng là giống táo có quả to, ăn có vị ngọt, giòn, màu sắc đẹp, ít bị nhiễm sâu bệnh, đặc biệt thích hợp với chất đất vườn đồi, chịu hạn, thâm canh tốt, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Táo có thể ở sống nhiều loại đất nhưng thích hợp đất thịt pha cát, phù sa ven song. Nhiệt độ thích hợp từ 25 – 320C, cần nhiều ánh sáng và đủ ẩm, pH từ 5-7. Bộ rể phát triển mạnh, ăn sâu nên chống gió bão tốt, có thể dùng làm cây chắn gió.

Mô tả chi tiết về sản phẩm

1 – Giới Thiệu:

Cây giống Táo Đào Vàng là giống táo có quả to, ăn có vị ngọt, giòn, màu sắc đẹp, ít bị nhiễm sâu bệnh, đặc biệt thích hợp với chất đất vườn đồi, chịu hạn, thâm canh tốt, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Táo có thể ở sống nhiều loại đất nhưng thích hợp đất thịt pha cát, phù sa ven song. Nhiệt độ thích hợp từ 25 – 320C, cần nhiều ánh sáng và đủ ẩm, pH từ 5-7. Bộ rể phát triển mạnh, ăn sâu nên chống gió bão tốt, có thể dùng làm cây chắn gió.

2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Ở nước ta có nhiều giống táo như táo chua, táo Thiện Phiến ngọt, táo Gia Lộc, mới nhập vào giống táo Thái Lan. Một số giống chọn lọc trong nước như táo số 12, số 32, táo Đào Tiên... Táo có thể nhân giống bằng hạt, cắm hom, chồi rễ, chiếc và ghép. Nhân giống bằng hạt biến dị nhiều nên hiện chỉ dùng làm gốc ghép. Các phương pháp cắm hom, dùng chồi rễ hoặc chiết còn dùng nhưng ít. Phổ biến hiện nay là phương pháp ghép mắt và ghép áp.

3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Thời vụ trồng tốt là cuối mùa mưa, nên trồng tháng 11-12 vì lúc này trời ấm, sang mùa Xuân năm sau cây phát triển nhanh. Trồng vào đầu mùa Xuân cũng tốt. Trồng theo hàng hoặc theo ô vuông, khoảng cách cây 4-5m. Để tiết kiệm đất có thể trồng dày hơn, khi cây táo lớn thì đốn bỏ bớt.

4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Làm sạch cỏ dại, cày bừa kĩ. Khi trồng trên luống đào hố 40 x 40 x 40 cm trước khi trồng khoảng một tháng. Sau đó bón phân cho mỗi hố 1kg phân hữu cơ sinh học Better HG01, 1 kg super lân và 0,2 kg Better NPK 16-12-8-11+TE, đắp mô rộng 60 – 80 cm, cao 20 – 30 cm.

5 – Phân Bón Lót:

Bón lót cho mỗi hố 20-30kg phân hữu cơ hoai, có thể trộn thêm 1kg vôi và 0,5kg super lân. Đào hố và bón phân lót trước khi trồng 20-30 ngày, trồng cây trong bầu để có tỷ lệ sống cao.

6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Táo Đào Vàng:

Vét 1 hố nhỏ ở giữa ụ, đặt bầu cây ngang với mặt ụ, vun đất nén chặt xung quanh bầu.Phủ rơm rắc xung quanh gốc một lớp dày 2-3cm. Tưới ngay sau trồng mỗi cây 2-3 gáo nước, trời mưa không nên tưới.

7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Táo Đào Vàng:

7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Trồng táo phải đốn để cho cây trẻ lại mới có năng suất và chất lượng tốt. Có hai cách đốn là đốn phớt và đốn đau: Đốn phớt làm hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch. Cắt các cành đã cho quả chỉ để lại 1 đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây. Đốn đau nhằm mục đích tạo tán từ khi cây còn nhỏ trên một năm tuổi đến khi lớn. Cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.

7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Táo Đào Vàng:

Bón phân: Trồng được 20-30 ngày có thể tưới nước phân pha loãng, mỗi tuần tưới 1 lần trong 1-2 tháng đầu. Sau đó định kỳ bón thúc 1 lần bằng phân hỗn hợp NPK và các loại phân bón lá bổ sung khác. Lượng phân NPK Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE bón mỗi lần từ 0,2-1,5kg/gốc tuỳ cây nhỏ hoặc lớn. Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây sâu 5-10cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước. Hàng năm bón thêm phân hữu cơ và bồi đất vào gốc. Cách bón: Lần 1: Ngay sau khi đốn táo ta xới xung quanh gốc, bón 10-20kg phân chuồng + Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE với liều lượng 1kg/gốc kết hợp phun phân bón lá NANO-S với liều lượng 30ml cho bình 16 lít phun đều trên cây lá để cây sinh trưởng và phát triển thân cành lá tốt, giúp cây chống chịu hạn tốt hơn. Lần 2: Trước khi cây ra hoa rộ, bón phân Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE với liều lượng 1-1,5kg/gốc, kết hợp phun phân bón lá Amino Kyto (Thần Nông 888) với liều lượng 30ml cho bình 16 lít phun ướt đều mặt lá để tăng hệ miễn dịch, hạn chế nấm bệnh phun định kỳ 7 ngày/lần (2-3 lần). Lần 3: Sau khi cây đậu quả xong, bón phân Sitto Phat 16-8-16-12SiO2+TE với liều lượng 1-1,5kg/gốc tùy theo số lượng quả trên cây mà số lượng bón tăng hay giảm, kết hợp phun phân bón lá Caciul-Boron với liều lượng 30ml + Vita Plant 20gr/ bình 16 lít phun ướt đều mặt lá để tăng khả năng thụ phấn và đậu trái và phun định kỳ 7 ngày/lần (2-3 lần).

8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Táo Đào Vàng:

a. Ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis) Ruồi trưởng thành có màu nâu lợt, đẻ trứng vào vỏ trái táo khi sắp chín, trứng nở thành dòi đục vào bên trong thịt trái và sẽ làm nhộng trong đất. Biện pháp phòng trị: Nên thu họach trái sớm trước khi chín. Thu gom và tiêu hủy trái bị nhiễm. Dùng bẫy mồi (sùng cây é tía, khóm, chuối,…trộn với thuốc Regent 0,3G), hoặc dùng Vizubon D, Ruvacon. b. Rệp sáp Gây hại bằng cách chích hút trên các đọt non, cuống hoa, cuống tar1i non làm cho đầu cành bị quăn queo, không phatù triển, hoa và trái bị rụng. Biện pháp phòng trị: Sử dụng thuốc Actata, Applaud, Admire,…để trị và rải Regent dưới gốc để diệt và đuổi kiến. c. Sâu đục trái Thành trùng là lọai bướm nhỏ màu đen, họat động về đêm, đẻ trứng trên trái non, trứng nở ra sâu, sâu có màu hồng, đầu nhỏ màu nâu, đục vào trong trái để ăn. Sâu làm nhộng trong các lá chung quanh. Biện pháp phòng trị: Sử dụng thuốcRegent 800 WG, Padan 95 SP,…. khi trái còn non. d. Bệnh thối trái (do nhiều lọai nấm gây ra) - Nấm Phytopthora cactorum: Bệnh gây thối trái nặng trong mùa mưa, trên trái già sắp chín. Vùng thối ướt nước, có màu nâu nhạt, sau đó sậm màu, nâu dần và thối nhũn. Bệnh lan khắp trái làm cho trái rụng. Bệnh còn có thể gây thối cổ rễ. - Nấm Rhizopus arrhizus: Bệnh làm cho vỏ trái bị thối nâu dễ bong ra, thịt trái bị thối nhũn, chua, không có mùi hôi, phủ lớp tơ đen dày đặc trên trái và lan sang các trái khác lân cận. Biện pháp phòng trị: + Thu gom và tiêu hủy trái bị bệnh + Trị: sử dụng thuốc để phun như Benomyl, Ridomyl, Aliette,…. e. Bệnh thối nhũn trái (do nấm Penicillium expansum): Trái bị bệnh có vùng nhạt màu, mềm, sũng nước, bốc mùi hôi mốc rất mạnh. Vùng thối lan nhanh, làm trái bị nhũn ra. Biện pháp phòng trị: Tránh làm xây xát trái khi thu hoạch, lọai bỏ trái bị bệnh.

9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:

Từ khi ra hoa đến khi thu họach khoảng 4 tháng. Trái chín sẽ có da láng, chuyển sang màu nhạt hơn và có màu sáng, có mùi thơm. Có thể chia ra thu họach thành nhiều đợt do trái chín không tập trung.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN Gửi Zalo cho chúng tôi để nhận thông tin về sản phẩm phù hợp dành cho bạn
ĐĂNG KÍ NGAY