Mô tả chi tiết về sản phẩm
1 – Giới Thiệu:
Cây giống Phật thủ có tên khoa học là Citrus medica var. sarcodactylis; là giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh. Tên gọi của loài cây này xuất phát từ hình dáng của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật. Quả phật thủ có hình thù như bàn tay Phật, ruột xốp đặc, vỏ màu xanh hoặc vàng, tuy nhiên lại thuộc họ cam quýt nên vỏ cũng như thân cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất tương tự như các loại quả cùng họ. Phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì nó có mùi thơm đặc trưng, tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ. Loại quả này thường phổ biến ở miền Bắc. Quả phật thủ có thể dùng để ăn tươi hoặc làm mứt. Loại quả này thường có mặt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt.
2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Cây giống phật thủ thường có 2 loại là cây chiết và cây ghép. Cây ghép mặc dù sống khỏe hơn nhưng cách chăm sóc cũng phức tạp và cầu kỳ hơn. Vì thế, nếu không được chăm sóc tốt, quả của cây ghép sẽ không được đẹp (các ngón xòe đều, đẹp) như từ cây chiết.
3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Phật thủ có thể trồng quanh năm, đặc biệt là vụ đông xuân trồng vào tháng 2 – 3, vụ thu đông trồng từ tháng 8 – 10. – Cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m.
4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
- Làm đất cày bừa kĩ, nhặt sạch cỏ – Đào hố trồng Kích thước 0,6×0,6×0,6m. – Nếu vùng đất thấp phải có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, đắp mô cao 0,5 – 0,6m, rộng 0,8-1m. – Nếu vùng đất cao, mặt đất bằng phẳng đắp mô cao 0,3 -0,8m, rộng 0,8-1m, mặt đất nghiêng <5% không vun mô.
5 – Phân Bón Lót:
Trộn thêm vôi bột 1 kg + phân hữu cơ hoai mục 10 -15kg + 10-15kg tro trấu hoai (hoặc bã dừa, bã đậu) + Super lân 1kg. Bón phía dưới hố, lấp ít đất và đặt cây con để trồng. Sau khi trồng, tưới nước giữ ẩm vừa phải cho cây. Có thể tưới từ 2 – 3 ngày/lần cho những tuần đầu sau trồng. Sau đó khoảng 1 tuần – 10 ngày tưới 1 lần. Chú ý luôn giữ sạch cỏ dại.
6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Phật Thủ:
Đào một hốc nhỏ giữa mô, đặt cây con vào hốc, tháo bao đựng bầu ra, lấp đất giữ chặt bầu cây, cắm cọc giữ cây cố định.
7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Phật Thủ:
7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, giúp cây thông thoáng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối.
7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Phật Thủ:
Năm đầu tiên, bón thúc với liều lượng 1 muỗng canh phân urea pha với bình 10 lít nước để tưới cho cây. 1 năm tưới 3 – 4 lần. Có thể bổ sung phân lân, kali và các yếu tố vi trung, vi lượng thông qua bón thêm phân hữu cơ và hữu cơ khoáng theo khuyến cáo. Khi tưới bằng phân hữu cơ ngâm pha loãng tỷ lệ khoảng từ 1 – 5 để tưới cho cây. Bón thúc từ năm thứ hai là 10 – 50g phân urea/cây/năm. Chia làm 3 – 4 lần bón vào gốc lấp đất hoặc pha nước tưới. Nếu tưới cần tưới xả lại một lần với nước lã.
8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Phật Thủ:
– Sâu vẽ bùa: Gây hại thường xuyên vào giai đoạn ra lá non, dùng thuốc có tính nội hấp như: Sevin 80WP, Padan 95SP, Cymbush, Lanate . – Rầy chổng cánh: Là đối tượng trung gian truyền bệnh vàng lá Grening, sử dụng thuốc Aplaud MIPC 25%, BTN, Admire 50ND, Basan 50ND, Trebon 10ND . – Rầy mềm: Chích hút nhựa trên chồi non hay mặt dưới lá non sử dụng thuốc: Basan 50ND, Supracide 40EC, Polytrin 40EC, Trebon 10ND. – Nhện đỏ: Ấu trùng và thành trùng đều gây hại sử dụng thuốc: Confidor, Kelthane, Danitol. – Bệnh loét, ghẻ: Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, sử dụng thuốc gốc đồng để phòng trị như: Coper Zin, Coper B, Zineb 80 BHN, Kasuran, Bordeux. – Bệnh thối gốc – chảy nhựa: Bệnh gây hại nhiều ở thân rễ, sử dụng thuốc để phòng trị như: Captan 75 BHN, aliet 80 BHN, Coper Zine. – Bệnh vàng lá gân xanh: Triệu chứng cây lùn nhỏ, tán lá không đều, lá nhỏ đi. biến vàng lốm đốm hoặc vàng lá gân xanh. Để hạn chế bệnh nên trồng xen ổi với mật độ 2 hàng cam 1 hàng ổi.
9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:
Khi quả chín vàng thì tiến hành thu hoạch, nên thu hoạch vào lúc trời mát, không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ. Nói chung, bạn không cần phải bảo quản lạnh nếu Phật thủ được dùng trong thời gian ngắn, nhưng nó sẽ kéo dài hơn khi để tủ lạnh. Một khi Phật thủ chín, bảo quản trong tủ lạnh để được sử dụng lâu hơn. Phật thủ muốn trưng được lâu, giữ được màu đẹp thì cứ khoảng 5 - 7 ngày bạn nên dùng rượu trắng để lau bụi bẩn bám trên quả. Cẩn thận hơn thì khi đặt mâm quả có phật thủ lên bàn thờ, bạn có thể để một bát nước, cho thêm vài viên thuốc B1 vào, sau đó đặt cành phật thủ vào bát nước. Bằng cách đơn giản như thế này, chúng ta sẽ trưng bày được quả này trên bàn thờ gia tiên từ 4 - 7 tháng. Bạn có thể cho cuống phật thủ vào ly có nước dâng cúng, sau 15 - 30 ngày cuống cây sẽ ra rễ, bộ rễ này có tác dụng hút nước nuôi quả. Nếu bảo quản chuẩn theo những cách trên, bạn có thể giữ quả Phật thủ từ 4 đến 5 tháng.